Trận đấu nổi bật

madison-vs-irina-camelia
Mutua Madrid Open
Madison Keys
1
Irina-Camelia Begu
0
victoria-vs-tatjana
Mutua Madrid Open
Victoria Azarenka
1
Tatjana Maria
0
yoshihito-vs-felix
Mutua Madrid Open
Yoshihito Nishioka
1
Felix Auger-Aliassime
0
jelena-vs-jessica
Mutua Madrid Open
Jelena Ostapenko
-
Jessica Bouzas Maneiro
-
naomi-vs-liudmila
Mutua Madrid Open
Naomi Osaka
-
Liudmila Samsonova
-
richard-vs-lorenzo
Mutua Madrid Open
Richard Gasquet
-
Lorenzo Sonego
-
coco-vs-arantxa
Mutua Madrid Open
Coco Gauff
-
Arantxa Rus
-
darwin-vs-rafael
Mutua Madrid Open
Darwin Blanch
-
Rafael Nadal
-
iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
-
Xiyu Wang
-

F1 - Tiếp nhiên liệu: Bài toán không đơn giản (P1)

Một trong những quyết định tại kỳ họp Nhóm chiến lược đang được làng F1 đặc biệt quan tâm. Đó là kể từ năm 2017, việc tiếp nhiên liệu giữa chặng đua sẽ được tái áp dụng trở lại sau một thời gian bị cấm. Vậy hình thức tiếp nhiên liệu đã tồn tại trong lịch sử Thể thức 1 từ bao giờ và nhưng thách thức của nó với các đội đua ra sao?

Khởi điểm của vấn đề nhiên liệu trong F1 cũng gần giống như hiện tại, pit-stop chỉ phục vụ thay lốp chứ không tiếp nhiên liệu. Các quy định hồi đó cũng không cấm hay cho phép việc này và có lẽ cũng chẳng đội ngũ kỹ thuật nào tính đến phương án này.

Năm 1957, lần đầu tiên đội đua Maserati cố ý sử dụng chiến thuật này trong chặng đua German GP tại đường đua Nürburgring. Trong chặng đua này, Juan Manuel Fangio (tay đua huyền thoại người Argentina từng sở hữu 5 chức VĐTG, đã qua đời năm 1995 lúc ông 84 tuổi) đã quyết định xuất phát với 1/2 lượng xăng tối đa và thực hiện lần pit-stop giữa cuộc đua để tiếp xăng đồng thời với thay lốp.

F1 - Tiếp nhiên liệu: Bài toán không đơn giản (P1) - 1

Bernie Ecclestone và Jean Todt – hai nhân vật chủ chốt của “Nhóm chiến lược”

Nhưng hành động này không được quá chú ý bởi ông đã xuất phát từ vị trí pole, thực tế diễn biến chặng đua cho thấy ông chỉ vượt lên ở những vòng cuối nhờ chiến thuật này do sau khi xuất phát rơi xuống vị trí thứ 3. Tại thời điểm đó, ai cũng nghĩ ông Fangio sẽ dễ dàng có được chiến thắng nên không ai quan tâm đến sự khác biệt của việc tiếp nhiên liệu trong chặng đua và lãng quên nó trong quãng thời gian 25 năm sau đó.

F1 - Tiếp nhiên liệu: Bài toán không đơn giản (P1) - 2

Tiếp nhiên liệu “tự phát” của đội đua Brabham F1 năm 1982

Mãi đến năm 1982, tại chặng đua Austrian GP, đội đua Brabham đã tính toán đến phương thức tiếp nhiên liệu trong cuộc đua một cách thực sự nghiêm túc. Tại thời điểm đó chiếc Brabham BT50 đang có hiệu suất kém, thiết kế trưởng Gordon Murray đã tính toán rằng nếu chạy với chiếc xe có một nửa nhiên liệu, dung tích thùng chứa xăng bé hơn, lốp xe sẽ chịu tải trọng nhỏ hơn sẽ giúp chiếc xe nhanh hơn trên đường chạy để cải thiện thành tích.

Lần đầu tiên một chiếc xe F1 được thiết kế có chủ ý với bình chứa có dung tích nhỏ hơn cho chiến thuật tiếp nhiên liệu giữa chặng đua, và ngay sau đó năm 1983 đã có một số đội đua áp dụng phương án mới này trên chiếc xe của họ.

Xuất phát từ hành động tự phát của các đội đua, đến năm 1984 tất cả các hình thức tiếp nhiên liệu đã bị FIA cấm, đồng thời điều chỉnh nhiên liệu tối đa cho 1 cuộc đua giảm từ 250 lít xuống còn 220 lít và tiếp tục giảm xuống 195 lít vào năm 1985. Các quy định hạn chế này được đưa ra bởi đây là giai đoạn mà hiệu suất động cơ phát triển với tốc độ cao nên giảm tổng lượng nhiện liệu tiêu thụ sẽ làm kiềm chế gia tăng sức mạnh động cơ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN