World Wide Web tròn 25 tuổi

Ra mắt vào ngày 12/3/1989, đến nay giao thức World Wide Web (www) chính thức tròn 25 năm phổ biến trên toàn cầu.

Người đặt nền tảng đầu tiên cho sự phát triển Internet ngày nay chính là Tim Berners-Lee, một nhà khoa học trẻ với ý tưởng tạo nên các trang web có thể thay thế giới theo những cách mà ông không bao giờ có thể tưởng tượng như ngày nay.

World Wide Web tròn 25 tuổi - 1

Ngày nay, nền tảng Internet đầu tiên của ông đã trở thành một giao thức phổ biến nhất có thể liên kết 1/3 dân số, góp phần phát triển hầu hết các dịch vụ từ mọi lĩnh vực trong cuộc sống.

Hàng ngàn người đã làm việc cùng nhau để xây dựng những trang web đầu tiên với tinh thần hợp tác không biên giới, hơn hàng chục ngàn phát minh, các ứng dụng và dịch vụ hữu ích được tạo ra. Và bây giờ chúng vẫn còn chỗ cho chúng ta tạo ra những điều mới và thông qua web. Nay là dành cho tất cả mọi người.

Nhân ngày World Wide Web tròn 25 tuổi, hãy sử dụng ngày sinh nhật mang tính bước ngoặt này như là một bước quan trọng trên con đường xây dựng một trang web thật sự là dành cho tất cả mọi người là có thể truy cập đến tất cả, từ bất kỳ thiết bị nào miễn là có kết nối mạng internet.

World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử. Web được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva, Switzerland.

Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name)), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem.

Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo A.Thanh (NLĐ)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN