Tháng 1/2018, lần lượt xuất hiện Mặt trăng Sói và Mặt trăng xanh

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Điều thú vị là những siêu trăng đầu tiên của năm 2018 lại xuất hiện vào ngày đầu và ngày cuối tháng 1 bao gồm Mặt trăng Sói, Mặt trăng Xanh và có thể thêm Trăng Máu.

Theo BI, đúng ngày 1/1/2018, giới yêu thích thiên văn học sẽ được chiêm ngưỡng siêu trăng đầu tiên trong năm. Siêu trăng này được đặt với cái tên khá thú vị: Mặt trăng Sói. Sở dĩ có tên gọi này là do các nhà nghiên cứu đã lấy cảm hứng cách người da đỏ đặt cho mặt trăng tròn đầu tiên của năm: Sói tru trăng.

Tháng 1/2018, lần lượt xuất hiện Mặt trăng Sói và Mặt trăng xanh - 1

Siêu mặt trăng Xanh sẽ xuất hiện vào đúng ngày 1/1/2018.

Nơi sẽ chứng kiến Mặt trăng Sói đẹp nhất được cho là Newyork (Mỹ). Mặt trăng Sói sẽ mọc vào gần 5 giờ chiều, ngay sau khi mặt trời bắt đầu lặn. Mặt trăng Sói sẽ cùng chiếu sáng với Mặt trời trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi. Ở Châu Á và châu Âu, những người yêu thiên văn học sẽ phải lùi thời gian quan sát sang ngày 2/1 do có sự lệch múi giờ.

Theo đó, ngày 1/1, Mặt trăng sẽ ở khoảng cách gần Trái đất nhất (khoảng 356.565 km), khiến nó có cảm giác to hơn trăng tròn bình thường khoảng 7%.

Trước đó không lâu, chúng ta cũng đã được chứng kiến một siêu trăng khác vào đầu tháng 12. Sau sự kiện ngày 1/1 tới, một siêu mặt trăng khác cũng sẽ xuất hiện vào ngày 31/1/2018. Như vậy, trong vòng chưa đầy 2 tháng sẽ có tới 3 siêu mặt trăng lần lượt xuất hiện, thỏa mãn niềm mong mỏi của những người yêu thích khám phá vũ trụ.

Tháng 1/2018, lần lượt xuất hiện Mặt trăng Sói và Mặt trăng xanh - 2

Mặt trăng Xanh sẽ xuất hiện vào ngày 31/1/2018.

Đến ngày 31/1/2018, siêu trăng tròn xuất hiện lần thứ hai trong năm sẽ được gọi là Mặt trăng Xanh. Chúng thường xuất hiện mỗi hai năm rưỡi một lần. Vì vậy, nếu bạn không thể quan sát Mặt trăng Sói vào ngày 1/1 thì cũng không nên bỏ lỡ sự kiện Mặt trăng Xanh. Bởi nếu không, bạn sẽ phải chờ đợi tới hai năm rưỡi sau mới có thể chiêm ngưỡng được.

Điều đặc biệt hơn cả, theo NASA, Mặt trăng Xanh có thể cũng sẽ diễn ra cùng với nguyệt thực toàn phần. Mặt trăng sẽ bị che khuất, chỉ còn ánh sáng mờ do Mặt trời chiếu qua khí quyển Trái đất. Chúng thường có màu đỏ do khí quyển bẻ cong ánh sáng nên còn được gọi là "Mặt trăng Máu".

Tháng 1/2018, lần lượt xuất hiện Mặt trăng Sói và Mặt trăng xanh - 3

Mặt trăng Máu có thể cũng sẽ xuất hiện vào ngày 31/1/2018.

Vừa có Mặt trăng Xanh, vừa có Mặt trăng Máu, đây sẽ là một sự kiện rất hi hữu trong năm mà người đam mê thiên văn học không thể bỏ qua.

”Siêu Mặt trăng” 2017 vừa lướt qua, chuẩn bị có ”siêu trăng” 2018

Nếu vừa bỏ lỡ “siêu trăng“ 2017 thì bạn sẽ sớm có cơ hội quan sát một “siêu trăng“ tương tự.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đ.Huệ ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN