Mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc, WannaCry chiếm tỉ lệ thế nào?

Sự kiện: Mã độc WannaCry

WannaCry là một dạng mã độc mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc chiếm tỉ lệ rất lớn.

Mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc, WannaCry chiếm tỉ lệ thế nào? - 1

(Ảnh minh họa)

Theo báo cáo mới nhất của Kaspersky Lab, các vụ tấn công mạng gây ra bởi mã độc WannaCry và ExPert trong thời gian gần đây đã chứng minh cho các doanh nghiệp thấy mức độ ảnh hưởng khi để các tập tin của họ bị bắt cóc đòi tiền chuộc. Trong các "gia đình" ransomware được phát hiện bởi Kaspersky Anti-Ransomware Tool, 63% trong tổng số ransomware bị phát hiện là "dòng họ" WannaCry

Cụ thể, vào tháng 5 vừa qua, 200.000 hệ thống máy tính tại 150 quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công bởi WannaCry, làm trì trệ hoạt động của nhiều doanh nghiệp và làm họ phải tốn rất nhiều chi phí để giải quyết cũng như vận hành lại. Nhận thức về mức độ nghiêm trọng của ransomware đang gia tăng, và để chống lại bối cảnh này, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đang tìm cách tối đa hóa sự bảo vệ của họ với các nguồn lực tối thiểu. Xu hướng này đã tạo ra một thực tế là 100.000 doanh nghiệp đã tải về Kaspersky Anti-Ransomware Tool trong 12 tháng qua.

Mới đây, Kaspersky Lab đã giới thiệu thêm phiên bản mới Kaspersky Anti-Ransomware Tool for Business được phát triển dựa trên 20 năm kinh nghiệm của công ty trong cuộc chiến chống lại tội phạm mạng, để tiếp tục cung cấp công nghệ chống ransomware cho các doanh nghiệp hoàn toàn miễn phí. Theo kết quả khảo sát rủi ro an toàn thông tin toàn cầu năm 2017 do Kaspersky Lab và B2B International thực hiện, đã tiết lộ tổng thiệt hại tài chính của một cuộc tấn công ransomware đối với một công ty có thể đạt trung bình 713.224 USD.

Mã độc WannaCry: Tim Cook đã đúng khi từ chối giúp FBI hack iPhone

Tim Cook đã đúng khi từ chối hỗ trợ Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xâm nhập vào chiếc iPhone 5c do một trong những kẻ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Mã độc WannaCry Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN