Cuộc chiến Apple và FBI: Đang tới hồi gay cấn

Cuộc chiến này sẽ được Apple đưa ra Quốc hội, hiện đã nhận được sự ủng hộ từ người phát ngôn của Nhà Trắng.

Theo AP, Apple đang muốn đưa vụ việc FBI yêu cầu họ mở khóa iPhone, ra Quốc hội chứ không chỉ trong phạm vi phán quyết của tòa án. Apple cho rằng, yêu cầu của chính quyền Tổng thống Obama đã vi phạm một bộ luật có từ năm 1789, liên quan tới việc yêu cầu các công ty hỗ trợ cơ quan thực thi pháp luật trong công tác điều tra.

Cuộc chiến Apple và FBI: Đang tới hồi gay cấn - 1

Cuộc chiến giữa Apple và FBI đang tới hồi cao trào.

Apple sẽ nỗ lực đưa vụ việc gây nhiều tranh cãi giữa quyền riêng tư và an ninh quốc gia ra Quốc hội - nơi Apple có một uy tín nhất định. Năm ngoái, Apple từng dành 5 triệu USD để tổ chức vận động xung quanh hành lang Quốc hội trong một vụ việc liên quan tới thuế và bản quyền.

Trước đó, thẩm phán Sheri Pym của bang California đã ra lệnh cho Apple phải tạo ra một phần mềm chuyên dụng giúp FBI đột nhập vào một chiếc iPhone bị khóa. Đây là chiếc iPhone 5C được sử dụng bởi một tay súng đã gây ra vụ xả súng kinh hoàng làm 14 người thiệt mạng.

Cuộc chiến Apple và FBI: Đang tới hồi gay cấn - 2

Apple lo ngại cho sự an toàn dữ liệu của hàng trăm triệu khách hàng của mình, trong đó có hàng chục triệu người Mỹ, nếu làm suy giảm khả năng mã hóa của iPhone theo yêu cầu từ FBI.

Josh Earnest, phát ngôn viên của Nhà Trắng cũng cho rằng, Quốc nên hội đứng ra giải quyết vụ việc gây nhiều tranh cãi này.

Michael Zweiback, cựu Giám đốc của Văn phòng Công tố Tội phạm Tin học Mỹ tại Los Angeles cho biết, ông cảm thấy rất không bình thuờng trước yêu cầu của Hoa Kỳ đối với Apple trong việc cung cấp một phần mềm cho FBI mà sẽ làm suy giảm khả năng mã hóa trên iPhone.

"Lập luận của Apple là rất mạnh mẽ và vấn đề này có ý nghĩa rộng hơn phạm vi sự việc", ông Zweiback đánh giá.

Trước đó, chính phủ Hoa Kỳ cho biết, Apple đã giúp họ lấy lại thông tin từ ít nhất 70 thiết bị. Những chiếc điện thoại này chạy hệ điều hành cũ hơn so với chiếc iPhone 5C trong vụ xả súng ở California. Khi đó, Apple có thể sử dụng một công cụ vật lý để trích xuất dữ liệu ra. Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2014, khả năng này không còn tồn tại trên các dòng iPhone mới.

Trong một diễn biến khác, tỉ phú Donald Trump (ứng cử viên tổng thống Mỹ) vừa kêu gọi người Mỹ tẩy chay mọi sản phẩm của Apple vì hãng này nhất quyết không chịu mở khóa chiếc iPhone 5C nói trên.

Cụ thể, trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, ông Donald Trump, ứng viên Đảng Cộng Hòa một lần nữa công kích hãng Apple khi ông kêu gọi tẩy chay mọi sản phẩm của Apple. Hành động này của Donald Trump được coi là cách đáp trả lại sự bất hợp tác của Apple, khi hãng này chống lại phán quyết của tòa án yêu cầu mở khóa chiếc iPhone 5C của tên khủng bố.

“Hãy tẩy chay mọi sản phẩm của Apple cho đến khi nào Apple cung cấp thông tin trong điện thoại của kẻ khủng bố tại California cho nhà chức trách”, đoạn thông điệp được Trump đăng tải trên Twitter của mình.

Đáp lại những lời chỉ trích của Donald Trump, Apple cho biết, công ty không quá lo lắng về lời kêu gọi này. Đồng thời, Apple cho rằng, lời kêu gọi tẩy chay Apple của Trump sẽ giúp công ty tiếp cận thêm được nhiều khách hàng mới.

Tuy nhiên, có một điều khó hiểu, đó là mặc dù Donald Trump kêu gọi tẩy chay sản phẩm của Apple, nhưng 10 chiếc iPad vẫn đang được sử dụng tại Trung tâm Hội nghị Bắc Charleston (thành phố Bắc Charleston, bang Nam Carolina) để cung cấp thông tin cho những người quan tâm tới chiến dịch tranh cử của ông.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Cuộc chiến Apple và FBI Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN