Tính cách nào phù hợp với công việc nào?

Thứ Tư, ngày 09/09/2015 14:35 PM (GMT+7)
Chia sẻ

Mỗi một tính cách sẽ phù hợp với mỗi một công việc. Nhận biết được tính cách mình phù hợp với công việc nào sẽ giúp bạn dễ dàng chọn lựa cho mình một con đường đi phù hợp và đạt được thành công như mong đợi.

Tính cách nào phù hợp với công việc nào? - 1

Dành cho những người ham học hỏi

Nghề báo: Báo chí được biết đến là cơ quan quyền lực thứ 4 của xã hội sau hành pháp, tư pháp và lập pháp. Khi mà thời đại công nghệ thông tin bùng nổ thì các phương tiện truyền thông hiện đại là công cụ tốt nhất để giúp báo chí truyền tải lượng thông tin khổng lồ, được cập nhật tính theo đơn vị giây đến với công chúng. Tuy nhiên, đây vừa là thuận lợi, vừa là thách thức đối với những người chọn nghiệp báo. Đã là người sống bằng nghề báo, thì người làm báo phải có cái tâm và trách nhiệm đạo đức với nghề này, mọi bài viết muốn hay và đúng thông tin thì phải lăn lộn, đi sát vào thực tế, ăn dầm nằm dề thì mới có thể nắm trọn dòng chảy thông tin cần tìm kiếm.

Nghề IT: IT là ngành có tầm ảnh hưởng rất quan trọng đến nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Hay nói đúng hơn, đa số ngành nghề nào cũng cần nó, dù chiếm phần trăm rất nhỏ nhưng nếu thiếu, sẽ không đảm bảo được hiệu quả công việc. Nghề IT thật sự có sức hấp dẫn rất lớn đối với những người yêu thích công nghệ và đam mê khám phá.

Nghề tổ chức sự kiện (PR): Tuy là một nghề không mới, nhưng tổ chức sự kiện (event) luôn góp phần "đánh bóng" cho thương hiệu và sản phẩm của một công ty thông qua những sự kiện, những chương trình PR, Marketing... Người tổ chức sự kiện giỏi chắc chắn không thể thiếu những tố chất như: óc tổ chức tốt, năng động, sáng tạo,…

Nghề dành cho những ngày không dự đoán trước được

Nghề thám tử tư: Đây là nghề được nhắc tới khá nhiều trong vài năm trở lại đây. Tại nhiều nước trên thế giới, nghề thám tử tư là một nghề được các nhà nước công nhận như bao nhiêu ngành nghề khác, nghề này vẫn thường là những sinh viên luật mới ra trường hoặc những nhà báo, phóng viên....Nhưng riêng ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, nghề này vẫn tồn tại một cách không chính thống. Thực chất, lĩnh vực hoạt động của thám tử là tổ chức các cuộc điều tra tư trên cơ sở các thông tin ban đầu đã có để tìm ra sự thật mà thông tin thì luôn diễn ra ta không lường trước sự việc.

Nghề dịch vụ chăm sóc khách hàng: Nghề này được ví là một nghề “làm dâu trăm họ”. Con đường dẫn tới nghề  này luôn có áp lực lớn và một chăm sóc khách hàng  có thể phải trả lời khách hàng bất cứ thông tin gì họ cần, qua điện thoại, qua email, qua fax, qua text chat, hay thậm chí là voice chat, truyền hình di động...

Hy vọng, qua những thông tin vừa chia sẻ, sẽ giúp cho bạn có tầm nhìn và định hướng đúng đắn nghề nghiệp mà bạn muốn theo đuổi. Chúc bạn luôn thành công.

Chia sẻ
Theo Timviecnhanh.com
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN