Nữ phi công trẻ nhất Việt Nam kể về việc chọn nghề

Thứ Hai, ngày 17/08/2015 13:07 PM (GMT+7)
Chia sẻ

Tốt nghiệp THPT, Kim Châu không theo lối mòn vào đại học mà nhịn ăn để quyết xin ba mẹ cho thi vào hàng không làm phi công.

Vietnam Airlines hiện có gần 1.000 phi công, trong đó có 13 phi công nữ (6 người nước ngoài, 7 người Việt Nam). Ở tuổi 25, Nguyễn Kim Châu hiện là nữ phi công Việt Nam trẻ nhất.

Sinh ra trong một gia đình không liên quan đến ngành hàng không, nhà có ba chị em gái, Châu là chị cả. Em gái kế kém Châu 3 tuổi, hiện học thạc sĩ ở Mỹ, còn em gái út năm nay mới 8 tuổi. Vì thế Kim Châu luôn cố gắng phải làm gương cho các em.

Nữ phi công trẻ nhất Việt Nam kể về việc chọn nghề - 1

Một ngày đẹp trời cô dõng dạc nói: "Ba mẹ à, con muốn đi theo con đường riêng của con, sự lựa chọn của con. Con không muốn theo lối mòn, lối mà mọi người vẫn hay làm: học phổ thông trung học xong thi lên đại học. Năm nay tốt nghiệp phổ thông xong con muốn thi vào hàng không".

Thấy ba hỏi: "Con định làm nữ tiếp viên ư?", Châu mỉm cười: "Dạ, không đâu ba, con muốn làm phi công". "Ui! Trời! con bé này, hết ngành chọn rồi sao con? Sao chọn ngành không hợp với nữ giới gì hết cả. Nghề đấy dành cho con trai thôi, vất vả lắm, con gái của ba đã nghĩ kỹ chưa?". Châu năn nỉ: "Ba mẹ ơi, ủng hộ con đi mà, đấy là ước mơ, tâm nguyện của con". Ba Châu bảo: "Thôi được, để ba mẹ nghĩ đã".

Những ngày ba còn lưỡng lự chọn ngành nghề của con gái thì Kim Châu nghĩ ra "kế sách" dằn dỗi ba mẹ một tí, cô quyết định tuyệt thực. Ba Châu nói chuyện với mấy người bạn về ước muốn kỳ lạ của con gái. Nghe xong mọi người bảo: "Nghề đấy, đàn ông theo còn khó nữa là, con gái ông mà làm được thì quá tốt chứ còn gì".

Một buổi, ông bảo với con gái: "Con muốn làm phi công phải ăn cho thật khỏe vào, không ăn là không lái máy bay được đâu…". Châu reo lên: "Ui! Ba mẹ đồng ý rồi nhé". Thế là, một thời gian biểu được thiết lập.

Trong khi các bạn cùng tuổi mải mê đèn sách ôn thi vào đại học hay các trường cao đẳng, Châu cặm cụi học ngoại ngữ, rèn luyện thể lực bằng cách đi bộ, chạy bộ, bơi, chơi cầu lông, bóng chuyền... Mọi người thấy lạ, kỳ thi đại học đến nơi rồi, sao chỉ thấy Châu suốt ngày tập luyện chơi thể thao.

Nữ phi công trẻ nhất Việt Nam kể về việc chọn nghề

Tốt nghiệp THPT, Kim Châu không theo lối mòn vào đại học mà nhịn ăn để quyết xin ba mẹ cho thi vào hàng không làm phi công.

Vietnam Airlines hiện có gần 1.000 phi công, trong đó có 13 phi công nữ (6 người nước ngoài, 7 người Việt Nam). Ở tuổi 25, Nguyễn Kim Châu hiện là nữ phi công Việt Nam trẻ nhất.

Sinh ra trong một gia đình không liên quan đến ngành hàng không, nhà có ba chị em gái, Châu là chị cả. Em gái kế kém Châu 3 tuổi, hiện học thạc sĩ ở Mỹ, còn em gái út năm nay mới 8 tuổi. Vì thế Kim Châu luôn cố gắng phải làm gương cho các em.

Một ngày đẹp trời cô dõng dạc nói: "Ba mẹ à, con muốn đi theo con đường riêng của con, sự lựa chọn của con. Con không muốn theo lối mòn, lối mà mọi người vẫn hay làm: học phổ thông trung học xong thi lên đại học. Năm nay tốt nghiệp phổ thông xong con muốn thi vào hàng không".

Thấy ba hỏi: "Con định làm nữ tiếp viên ư?", Châu mỉm cười: "Dạ, không đâu ba, con muốn làm phi công". "Ui! Trời! con bé này, hết ngành chọn rồi sao con? Sao chọn ngành không hợp với nữ giới gì hết cả. Nghề đấy dành cho con trai thôi, vất vả lắm, con gái của ba đã nghĩ kỹ chưa?". Châu năn nỉ: "Ba mẹ ơi, ủng hộ con đi mà, đấy là ước mơ, tâm nguyện của con". Ba Châu bảo: "Thôi được, để ba mẹ nghĩ đã".

Những ngày ba còn lưỡng lự chọn ngành nghề của con gái thì Kim Châu nghĩ ra "kế sách" dằn dỗi ba mẹ một tí, cô quyết định tuyệt thực. Ba Châu nói chuyện với mấy người bạn về ước muốn kỳ lạ của con gái. Nghe xong mọi người bảo: "Nghề đấy, đàn ông theo còn khó nữa là, con gái ông mà làm được thì quá tốt chứ còn gì".

Một buổi, ông bảo với con gái: "Con muốn làm phi công phải ăn cho thật khỏe vào, không ăn là không lái máy bay được đâu…". Châu reo lên: "Ui! Ba mẹ đồng ý rồi nhé". Thế là, một thời gian biểu được thiết lập.

Trong khi các bạn cùng tuổi mải mê đèn sách ôn thi vào đại học hay các trường cao đẳng, Châu cặm cụi học ngoại ngữ, rèn luyện thể lực bằng cách đi bộ, chạy bộ, bơi, chơi cầu lông, bóng chuyền... Mọi người thấy lạ, kỳ thi đại học đến nơi rồi, sao chỉ thấy Châu suốt ngày tập luyện chơi thể thao.

Tiêu chuẩn để chọn vào ngành hàng không là nữ cao 1,6 m trở lên, nam 1,65 m trở lên. Còn Châu cao 1,65 m, nặng 55 kg, khuôn mặt tươi tắn, ưa nhìn, vóc dáng cao ráo khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Bài thi ngoại ngữ Châu làm rất tốt nhưng điều khiến cô lo lắng là thị lực chỉ 9/10, dù nhiều lần đi khám mắt kết quả đều 10/10. Phấp phỏng, lo lắng, hồi hộp, chờ đợi, Rồi, như một giấc mơ - Châu trúng tuyển.

Lớp học phi công được chia ra làm hai, lớp A và lớp B. Nhờ điểm tiếng Anh cao trên 400, Châu học lớp A cùng 29 bạn khác, những học viên dưới 400 điểm tiếng Anh học lớp còn lại. Để có được bằng lái điều khiển máy bay, học viên phải đi học ở Australia hoặc Pháp, trải qua những giờ thực hành gắt gao...

Nhưng không phải ai đỗ đều được đi du học mà họ phải được các chuyên gia nước ngoài tuyển chọn. Sau khi học ở trong nước một năm, Châu được chọn đi đào tạo phi công ở Pháp năm 2009.

Cô ở trong ký túc xá của nhà trường, căn phòng rộng 20 m2 có bếp, giường ngủ, công trình phụ khép kín. Lớp học chỉ có một thầy và một trò, với 14 môn như khí tượng thời tiết, động lực học, cơ khí học, cách điều khiển máy bay, yếu tố con người, môn tâm lý học... Sau khoảng 6 - 9 tháng học lý thuyết là đến bài tập thực hành.

Châu vẫn còn nhớ mãi ngày đầu tiên trên học cất cánh và hạ cánh trên chiếc máy bay nhỏ chỉ có thầy và hai trò. Khi máy bay ở trên không trung, thầy bảo: "Lấy độ cao 1.000 m, thấp xuống 300 m, cao lên 300 m, vòng trái 30 độ, vòng phải 30 độ...".

Bài học vỡ lòng ấy, Châu không bao giờ quên, nó như kỷ niệm đẹp đầy mơ mộng, ngọt ngào với một cô gái trẻ thanh tân tràn đầy sinh khí, dạt dào nội lực. Mỗi lần thực hành bay trên không trung bình từ 2-3 tiếng. Nghề nào cũng có những rủi ro, nhưng hàng không lại là nghề nếu có rủi ro thì tai nạn thật thảm khốc.

Đã có học viên Việt Nam được chọn sang Pháp học, trong giờ tập thực hành bay, không kiểm soát được và máy bay đâm vào núi. Có những học viên khi thực hành bay lại không thể một mình cất cánh được. Không ít người sau khi được tuyển chọn đi học ở Pháp bị trả về nước vì không thể tự mình cầm lái, điều khiển máy bay. Lại có những học viên học mãi mà vẫn chưa được cấp bằng bay.

Bay đơn là giờ học bắt buộc cho mỗi học viên. Khi đó chỉ có một mình học viên trên máy bay tự mình điều khiển. Châu phấp phỏng lo lắng, không hiểu mình bay có tốt không? Mình có bay đơn được không, khi ở trên máy bay một mình có thể xử lý tình huống được không? Bao nhiêu câu hỏi quay cuồng trong đầu. Châu bảo: "Tai nạn máy bay 70% là lỗi con người, 30% là lỗi thời tiết và kỹ thuật máy bay".

Nói về những buổi học bay đơn, Châu bảo: "Khi ở trong buồng lái, khi ở trên cao có thể quên hết mọi thứ từ những niềm vui nho nhỏ, những trạng thái cảm xúc dạt dào ở dưới mặt đất... để chỉ biết rằng mình đang điều khiển, đang bay như một cánh én nhỏ trong bầu trời bao la và vô tận. Ở đây, mình có thể làm những điều mà các bạn không thể làm, sẽ thấy những điều mà các bạn không thể thấy".

"Chinh phục và thưởng thức là những gì tôi đang có. Nếu như với một vận động viên chạy bộ hoặc đua môtô, họ thi tốc độ ở con đường dưới mặt đất, với một vận động viên bơi lội đua vận tốc với nước, còn đây, Châu đua tốc độ, làm bạn với mây, với gió, với bầu khí quyển và xung quanh là vô số các vì tinh tú", cô kể tiếp.

 Cuối năm 2010, kết thúc khóa đào tạo phi công ở Pháp trong 1 năm 8 tháng, Châu về nước và bắt đầu công việc là nữ lái phụ cho ATR72 - sức chứa 72 hành khách, bay chặng ngắn và chỉ có 1 lái chính, 1 lái phụ.

Tháng 9/2013, Châu được điều động làm cơ phó Airbus 330 có sức chứa 250 hành khách và có thời gian bay 8-10 tiếng... điểm đến Nhật, Nga, Australia, Hàn Quốc. Airbus 330 có 2 lái chính và 2 lái phụ.

Lịch làm việc của Châu khá kín, bay 6 ngày, nghỉ 1 ngày. Bay 7 ngày được nghỉ 2 ngày. Sau khi hạ cánh máy bay an toàn, nếu không phải là giữa đêm hoặc tờ mờ sáng, Châu lại cùng em gái đi ăn kem, ăn chè ở một quán nhỏ nào đó, ở nhà thưởng thức những bản nhạc jazz, pop, xem những bộ phim tâm lý hoặc hành động của Mỹ.

Tiêu chuẩn để chọn vào ngành hàng không là nữ cao 1,6 m trở lên, nam 1,65 m trở lên. Còn Châu cao 1,65 m, nặng 55 kg, khuôn mặt tươi tắn, ưa nhìn, vóc dáng cao ráo khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Bài thi ngoại ngữ Châu làm rất tốt nhưng điều khiến cô lo lắng là thị lực chỉ 9/10, dù nhiều lần đi khám mắt kết quả đều 10/10. Phấp phỏng, lo lắng, hồi hộp, chờ đợi, Rồi, như một giấc mơ - Châu trúng tuyển.

Lớp học phi công được chia ra làm hai, lớp A và lớp B. Nhờ điểm tiếng Anh cao trên 400, Châu học lớp A cùng 29 bạn khác, những học viên dưới 400 điểm tiếng Anh học lớp còn lại. Để có được bằng lái điều khiển máy bay, học viên phải đi học ở Australia hoặc Pháp, trải qua những giờ thực hành gắt gao...

Nhưng không phải ai đỗ đều được đi du học mà họ phải được các chuyên gia nước ngoài tuyển chọn. Sau khi học ở trong nước một năm, Châu được chọn đi đào tạo phi công ở Pháp năm 2009.

Cô ở trong ký túc xá của nhà trường, căn phòng rộng 20 m2 có bếp, giường ngủ, công trình phụ khép kín. Lớp học chỉ có một thầy và một trò, với 14 môn như khí tượng thời tiết, động lực học, cơ khí học, cách điều khiển máy bay, yếu tố con người, môn tâm lý học... Sau khoảng 6 - 9 tháng học lý thuyết là đến bài tập thực hành.

Châu vẫn còn nhớ mãi ngày đầu tiên trên học cất cánh và hạ cánh trên chiếc máy bay nhỏ chỉ có thầy và hai trò. Khi máy bay ở trên không trung, thầy bảo: "Lấy độ cao 1.000 m, thấp xuống 300 m, cao lên 300 m, vòng trái 30 độ, vòng phải 30 độ...".

Bài học vỡ lòng ấy, Châu không bao giờ quên, nó như kỷ niệm đẹp đầy mơ mộng, ngọt ngào với một cô gái trẻ thanh tân tràn đầy sinh khí, dạt dào nội lực. Mỗi lần thực hành bay trên không trung bình từ 2-3 tiếng. Nghề nào cũng có những rủi ro, nhưng hàng không lại là nghề nếu có rủi ro thì tai nạn thật thảm khốc.

Đã có học viên Việt Nam được chọn sang Pháp học, trong giờ tập thực hành bay, không kiểm soát được và máy bay đâm vào núi. Có những học viên khi thực hành bay lại không thể một mình cất cánh được. Không ít người sau khi được tuyển chọn đi học ở Pháp bị trả về nước vì không thể tự mình cầm lái, điều khiển máy bay. Lại có những học viên học mãi mà vẫn chưa được cấp bằng bay.

Bay đơn là giờ học bắt buộc cho mỗi học viên. Khi đó chỉ có một mình học viên trên máy bay tự mình điều khiển. Châu phấp phỏng lo lắng, không hiểu mình bay có tốt không? Mình có bay đơn được không, khi ở trên máy bay một mình có thể xử lý tình huống được không? Bao nhiêu câu hỏi quay cuồng trong đầu. Châu bảo: "Tai nạn máy bay 70% là lỗi con người, 30% là lỗi thời tiết và kỹ thuật máy bay".

Nói về những buổi học bay đơn, Châu bảo: "Khi ở trong buồng lái, khi ở trên cao có thể quên hết mọi thứ từ những niềm vui nho nhỏ, những trạng thái cảm xúc dạt dào ở dưới mặt đất... để chỉ biết rằng mình đang điều khiển, đang bay như một cánh én nhỏ trong bầu trời bao la và vô tận. Ở đây, mình có thể làm những điều mà các bạn không thể làm, sẽ thấy những điều mà các bạn không thể thấy".

"Chinh phục và thưởng thức là những gì tôi đang có. Nếu như với một vận động viên chạy bộ hoặc đua môtô, họ thi tốc độ ở con đường dưới mặt đất, với một vận động viên bơi lội đua vận tốc với nước, còn đây, Châu đua tốc độ, làm bạn với mây, với gió, với bầu khí quyển và xung quanh là vô số các vì tinh tú", cô kể tiếp.

 Cuối năm 2010, kết thúc khóa đào tạo phi công ở Pháp trong 1 năm 8 tháng, Châu về nước và bắt đầu công việc là nữ lái phụ cho ATR72 - sức chứa 72 hành khách, bay chặng ngắn và chỉ có 1 lái chính, 1 lái phụ.

Tháng 9/2013, Châu được điều động làm cơ phó Airbus 330 có sức chứa 250 hành khách và có thời gian bay 8-10 tiếng... điểm đến Nhật, Nga, Australia, Hàn Quốc. Airbus 330 có 2 lái chính và 2 lái phụ.

Lịch làm việc của Châu khá kín, bay 6 ngày, nghỉ 1 ngày. Bay 7 ngày được nghỉ 2 ngày. Sau khi hạ cánh máy bay an toàn, nếu không phải là giữa đêm hoặc tờ mờ sáng, Châu lại cùng em gái đi ăn kem, ăn chè ở một quán nhỏ nào đó, ở nhà thưởng thức những bản nhạc jazz, pop, xem những bộ phim tâm lý hoặc hành động của Mỹ.

Chia sẻ
Theo Infonet
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN