Các dạng sai lầm khi chọn nghề của học sinh

Thứ Hai, ngày 25/01/2016 13:25 PM (GMT+7)
Chia sẻ

TS Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Nông lâm TP HCM cho biết, 60% sinh viên tốt nghiệp cần được đào tạo bổ sung, đào tạo tiếp tục.

Các dạng sai lầm khi chọn nghề của học sinh - 1

Theo TS Trần Đình Lý, các dạng sai lầm khi học sinh chọn nghề gồm:

Chọn nghề sai lầm: Thí sinh cứ tưởng mình phù hợp nhưng thích chưa hẵn đã hợp. Một người có năng khiếu về nghệ thuật lại chọn ngành kế toán, nhảy múa với các con số, trong khi một người, lẽ ra họ là một kế toán trưởng giỏi lại thích trở thành người nổi tiếng: Muốn làm diễn viên nhưng lại hay hay mắc cỡ, muốn làm MC nhưng lại nói ngọng, cà lăm…; 1 người thiên hướng nghệ thuật, lại học ngành y (nhân y, thú y) sẽ rất nguy hiểm cho đối tượng…Cần xem lại cái gốc: Mình là ai? Mình phù hợp nghề gì chứ không phải thích gì?

Chọn đúng nghề, đúng ngành nhưng sai bậc/trình độ: Nhiều người thường nghĩ rằng ThS hơn ĐH, ĐH hơn CĐ, TCCN, do đó họ xấu hổ và thất bại khi phải học trung cấp. Có nghề đòi hỏi trình độ ở bậc ĐH, sau ĐH nhưng có nghề chỉ cần ở trình độ TCCN. Học trung cấp lại có nhiều cơ hội được làm việc đúng chuyên môn cũng như có cơ hội khẳng định bản thân hơn những sinh viên tốt nghiệp ĐH.

Phổ biến nhất là cố tình chọn sai nghề vì những lý do kinh tế, đặt nặng vấn đề kinh tế, chấp nhận từ bỏ lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp để lựa chọn theo hướng có thu nhập cao hơn. Sau cùng, họ lấy tiền đóng học phí đi học lại ngành phù hợp.

Chọn nghề hời hợt, sơ sài theo kiểu nước đến chân mới nhảy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới những thất bại nghề nghiệp sau này. Nhiều bạn học sinh ngay đến năm lớp 12 cũng chưa tìm hiểu và quyết định lựa chọn một lĩnh vực nghề nghiệp để theo đuổi.

Chia sẻ
Theo Bạch Dương (Infonet.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN