Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Qatar vs U23 Nhật Bản
Logo U23 Qatar - QAT U23 Qatar
-
Logo U23 Nhật Bản - JPN U23 Nhật Bản
-
U23 Hàn Quốc vs U23 Indonesia
Logo U23 Hàn Quốc - KOR U23 Hàn Quốc
-
Logo U23 Indonesia - IDN U23 Indonesia
-
Brighton & Hove Albion vs Manchester City
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
-
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Real Madrid: Dát vàng đón Mbappe, trả giá đắt hơn James Rodriguez

Real đang chạy đua quyết liệt mua Kylian Mbappe và sẵn sàng chi cả trăm triệu bảng cho một cầu thủ mới 18 tuổi. Đó có thể là một sai lầm khổng lồ nữa của đội bóng Madrid, như họ từng nếm trải với James Rodriguez.

“Galacticos” - chính sách mua những ngôi sao đắt đỏ với giá cắt cổ của Real Madrid đã biến họ trở thành đội bóng hùng mạnh nhất thế giới. Chủ tịch Florentino Perez từng khiến cả thế giới sửng sốt khi vung 80 triệu bảng chiêu mộ Cristiano Ronaldo nhưng đó là một bản hợp đồng đại thành công cả về chuyên môn lẫn trên khía cạnh thương hiệu.

Nhưng bên cạnh đó, Real Madrid đã không ít lần nếm trái đắng. Kaka, 56 triệu bảng (65 triệu euro) là một thất bại thảm hại. Gareth Bale, 85 triệu bảng (100 triệu euro) không thành công như mong đợi bởi hàng loạt những chấn thương. Gần nhất là James Rodriguez, 63 triệu bảng (80 triệu euro), người sắp tới đây có thể bị bán sau 3 mùa bóng chỉ ghi 2 bàn ở Champions League…

Real Madrid: Dát vàng đón Mbappe, trả giá đắt hơn James Rodriguez - 1

Mbappe về Real sẽ là thương vụ bom tấn hè này

Mbappe là một nguy cơ

Nhìn từ lịch sử, có thể thấy Kylian Mbappe sẽ là một canh bạc đầy rẫy rủi ro. Real không thiếu kinh nghiệm mua những cầu thủ tuổi teen với giá trên trời. Họ từng tiêu tốn 22 triệu bảng cho Nicolas Anelka, con số rất lớn thời điểm năm 1999, khi anh này vừa bước qua tuổi 20. Anelka, cũng là một tiền đạo trẻ người Pháp đầy tiềm năng như Mbappe, chỉ cống hiến cho Madrid 2 bàn tại Liga trong một mùa duy nhất.

Trong cuốn sách nổi tiếng “Soccernomics”, hai tác giả Simon Kuper - Stefan Szymanski đã chỉ ra 12 “bí kíp” trong chuyển nhượng cầu thủ. Một trong các bí kíp ấy đề cập tới “ngưỡng tuổi vàng” của cầu thủ khi thực hiện các vụ chuyển nhượng.

Theo kết quả nghiên cứu, độ tuổi thích hợp nhất để mua cầu thủ là từ 20 tới 23 tuổi. Nếu mua muộn hơn, khi cầu thủ đã vào ngưỡng 25-26 tuổi và thương hiệu đã nổi bật thì phí chuyển nhượng và mức lương đòi hỏi sẽ cao hơn, trong khi giá trị thu hồi khi bán sẽ kém đi.

Ngược lại, mua những cầu thủ chưa tròn 20 tuổi sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt khi cầu thủ ấy bị hét giá cả trăm triệu bảng. Lịch sử bóng đá ghi nhận không biết bao nhiêu ngôi sao măng sữa sớm nở tối tàn. Trong những cầu thủ giành QBV World Cup U-17, rất ít người trở thành ngôi sao lớn.

Từ Philip Osundo (Nigeria), William de Oliveira (Brazil), Nii Lamptey (Ghana), thủ thành James Will (Scotland) cho tới Al-Kathiri (Oman)… tất thảy đều đoạt QBV World Cup U-17 rồi rơi nhanh vào quên lãng. Một thần đồng khác, Freddy Adu, ở tuổi 14 mang danh “Pele mới” nhưng mãi mãi không thể trở thành sao lớn.

Lyon là đội áp dụng nghiêm ngặt “bí kíp” này. Họ từng mua Essien, Malouda và Mahamadou Diarra khi họ 21-23 tuổi với giá rẻ mạt để rồi bán đi sau 2-3 mùa giải và kiếm lời cả chục lần.

Bài học James Rodriguez

“Bí kíp” thứ hai từ cuốn sách Soccernomics cũng chính là sai lầm mà Real Madrid từng mắc phải: Đừng bao giờ mua những cầu thủ tỏa sáng bất ngờ qua một giải đấu. Bởi sự tỏa sáng ấy là một hiện tượng nhất thời hơn là phản ánh chất lượng thật sự của cầu thủ ấy. Tệ hơn nữa, sự tỏa sáng nhất thời ấy khiến cầu thủ bị thổi giá trên trời.

Real Madrid: Dát vàng đón Mbappe, trả giá đắt hơn James Rodriguez - 2

James Rodriguez được xem là 1 thương vụ thất bại của Real

Năm 1992, Arsenal chi đậm mua John Jensen, tiền vệ người Đan Mạch vừa sút xa ghi bàn vào lưới tuyển Đức ở chung kết EURO với. Trong 4 năm ở Arsenal, Jensen ghi duy nhất 1 bàn và trở thành thảm họa.

Alex Ferguson từng hối hận vì mua Jordi Cruyff và Karel Poborsky, hai ngôi sao nổi lên từ EURO 1996. Và Real là đội kiểm chứng rõ nhất qua trường hợp James Rodriguez, người tỏa sáng rực rỡ tại World Cup 2014, đoạt vua phá lưới với 6 bàn thắng, trong đó có siêu phẩm volley được xem là một trong những bàn đẹp nhất lịch sử World Cup.

Vì màn trình diễn ấy mà Real phải chi tới 80 triệu euro. Nhưng James chưa bao giờ đáp ứng được kỳ vọng, thậm chí không được xếp dự bị trong trận chung kết Champions League 2017.

Kylian Mbappe suy cho cùng mới chỉ là một hiện tượng của một mùa bóng, một cầu thủ chỉ thực sự nổi lên từ nửa sau mùa 2016-17 và mới ghi 16 bàn thắng tại giải VĐQG. Cũng phải nhấn mạnh rằng sức cạnh tranh của Ligue 1 thấp hơn Liga hay Premier League rất nhiều. Có cần thiết phải đầu tư cả trăm triệu bảng cho một hiện tượng như thế?

Bí kíp thứ ba từ cuốn sách Soccernomics mà Real có thể tham khảo: Hạn chế mua tiền đạo cắm hết sức bởi đó là vị trí bị thổi giá nhiều nhất, trong khi thủ môn luôn bị dìm giá so với giá trị thực mà anh ta mang lại.

Hơn nữa, về mặt chiến thuật thì Mbappe có thể phá vỡ tính cân bằng trong lối chơi. Để Mbappe chơi lùi hay dạt cánh, anh liệu có hay hơn James hay Bale? Đẩy Mbappe lên đá cắm, anh có so bì được với Ronaldo, siêu sao đã cống hiến 16 bàn thắng trong 10 trận cuối mùa?

Thay vì đổ 100 triệu bảng vào canh bạc Mbappe, tại sao Real không chi một nửa số ấy cho David de Gea? Tài năng, đẳng cấp, độ ổn định của De Gea không cần bàn cãi và hơn nữa đâu là vị trí mà Real cần gia cường nhất lúc này? Vị trí cao nhất của Ronaldo hay vị trí thấp nhất của Keylor Navas?

Sẽ là lý tưởng hơn nếu Real thuyết phục Mbappe ở lại Monaco thêm 1-2 mùa nữa rồi hãy mua. Sau 2 năm nữa, viên ngọc thô Mbappe sẽ được kiểm nghiệm rõ hơn và cũng là lúc Ronaldo sa sút. Một thời khắc lý tưởng cho sự chuyển giao ở Bernabeu.

Video James đang được Chelsea theo đuổi sát sao (nguồn VTV):

Chuyển nhượng “bom tấn” Mbappe đắt hơn CR7, Messi: Châu Âu chao đảo

4 “ông lớn” khét tiếng châu Âu đưa ra giá mua rất cao cho “Thần đồng” nước Pháp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Đỉnh ([Tên nguồn])
Chuyển nhượng mùa hè 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN