Chàng trai thất nghiệp bỏ ý định tự sát vì cụ bà ăn xin

Sự kiện: Giới trẻ ngày nay

Khi quyết định tự sát, chính cụ bà ăn xin đã khiến chàng trai tỉnh ngộ.

Năm đó tròn 17 tuổi, ở nhà chẳng có công việc gì làm để kiếm sống, tôi lưng đeo balo đi theo những người vào Nam lập nghiệp. Khi ấy, tôi chỉ có bằng tốt nghiệp tiểu học, so với những đứa cùng tuổi khác thì vừa gầy vừa nhỏ lại chẳng có sức vóc như chúng bạn. Những đứa mạnh khỏe mau chóng kiếm được những công việc khuân vác hoặc đi làm cho các nhà hàng.

Chàng trai thất nghiệp bỏ ý định tự sát vì cụ bà ăn xin - 1

Có những khi chính những hành động giản đơn ấy lại cứu vớt cả cuộc đời của của một người khác (Ảnh minh họa)

Trong hai tháng đầu, tôi đi khắp các đầu đường xó chợ để xin việc, nhưng vẫn chẳng thể nào kiếm nổi một công việc qua ngày. Tôi vẫn cứ phập phù lúc có việc lúc không sống tạm qua ngày. Mặc dù không có nhiều nên mỗi lần đi qua cây cầu ở phía nam lúc nào cũng thấy một bà ăn xin, mặt đầy nếp nhăn, quần áo thì cũ nát, tôi đều đưa tiền cho bà.

Tôi nhìn bà đầy thương hại và đồng cảm. Bà không giống những người ăn xin khác, cố nài nỉ van xin sự thương xót của người qua đường. Bà chỉ im lặng, giống như là người sắp chết vậy. Hơi thở nặng nhọc cả người chẳng có chút sức sống nào.

Mỗi lần đi qua cầu, tôi đều bỏ mấy đồng vào mũ của bà. Tôi qua chỗ bà nhiều lần như vậy rồi nhưng không biết bà có nhớ tôi hay không nữa.

Đêm đó, khi tôi quá tuyệt vọng định đi qua cầu rồi nhảy xuống thế là xong, chấm dứt hết những khó khăn vất vả này, chấm dứt hết những ngày đói rét vật vờ của tôi trên đời này. Nhưng khi nhìn bóng dáng của bà ăn xin bên đường, tôi lại nhớ về người mẹ đã mất của tôi. Giá mà bà còn sống thì tôi đã không phải khổ sở như bây giờ. Bà ấy cũng như mẹ tôi vậy, đều nhăn nheo như những quả chanh đã bị cuộc đời này vắt kiệt vậy.

Tôi thấy kì lạ rằng tại sao đêm hôm rét mướt bà ấy vẫn ngồi dưới chân cầu. Soát thân mình thấy còn vài đồng lẻ, tôi nghĩ mình cũng chẳng cần sống nữa thì tiền để làm gì thà rằng cho bà ấy còn hơn. Tôi liền đi về phía bà ấy.

Tôi đút tay vào túi, nói với bà ấy: “Bà ơi, bà đừng ở đây nữa. Người khác cũng chẳng cho tiền bà đâu”.

Tôi soát toàn thân, chỉ còn dư một lại tờ 5 nghìn. Tôi xấu hổ nói với bà ấy rằng: “Cháu chỉ có thể cho bà mỗi một tờ 5 nghìn này thôi. Bà cầm dùng tạm đi, mai cháu còn bắt xe đi đến nhà người cùng quê mượn tiền rồi xin việc ở công trường luôn. Số tiền cháu mang lên đây đã hết sạch rồi”.

Thực ra là tôi nói dối chứ tôi làm gì còn thân thích nào nữa mà đi mượn tiền nữa, mà người chết thì cũng cần gì tiền đâu.

Khi tôi vừa định bước đi, bà lão lại mở miệng nói: “ Chàng trai à, bà nhận ra cháu rồi. Sao cháu lại dại dột vậy chứ. Chuyện ngày mai cứ để mai tính, sao cháu lại cứ phải lo thế. Hãy sống tốt cho ngày hôm nay đã rồi mới tính đến ngày mai. Bà già rồi cũng chẳng sống được bao lâu nữa. Cháu còn cho bà tiền làm gì nữa? Cháu cũng không cần đi vay tiền của người đồng hương đâu. Bà có chút tiền này, cháu cầm lấy dùng tạm. Khi nào có thì trả lại bà…”.

Khi đó, tôi vẫn ngơ ngác. Cầm trong tay số tiền của bà mà tôi thấy mình thật vô dụng. Nhìn khuôn mặt bà ấy cứ như thấy khuôn mặt hiền lành của mẹ tôi. Tôi lại như được tiếp thêm sức lực để sống tiếp vậy. Bà ấy nhìn tôi rồi lại nói: “Nếu như không chịu nhận lấy, tức là cháu không coi ta là người…”.

Tôi cảm thấy bàn tay của bà ấy ấm áp vô cùng thấy vẫn còn những tấm lòng lương thiện của mọi người. Ý tưởng tự sát của tôi bỗng nhiên cũng tiêu biến mất. Tôi có sự trợ giúp của bà rồi, tôi còn trẻ như vậy sao lại dại dột như vậy chứ?

Sau đó, tôi dùng số tiền của bà cho tiếp tục cố gắng, tìm kiếm công việc. Tôi vẫn nhớ mãi công ơn của bà không quên.

Hôm đó khi đi qua cây cầu lần nữa, tôi rảo bước đi đến chân cầu hi vọng tìm được bóng dáng bà ấy. Tôi muốn trả lại bà ấy tiền trả lại bà ấy ân tình. Thế nhưng, tôi tìm mãi cũng chẳng thấy bóng dáng bà ấy nữa.

Mấy ngày sau, tôi vẫn luôn đến đó tìm kiếm nhưng vẫn chẳng thấy đâu. Hỏi thăm những người quanh đó, tôi biết rằng bà đã chết cách đây không lâu. Không ai đến nhận xác, chính phủ đã cho người đem đi hỏa táng rồi...

Tôi chợt nghĩ đến câu “Cảnh còn người mất”. Mới đây, bà ấy còn giúp đỡ tôi vậy mà giờ đây bà ấy đã ra đi mất rồi. Có những khi chính những hành động giản đơn ấy lại cứu vớt cả cuộc đời của của một người khác.

Cho đi chính là nhận lại. Số tiền tôi cho bà ấy chẳng đáng là bao, nhưng chính số tiền bà ấy cho tôi lại cứu lại cả con người đang lầm đường lạc lối.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thu Hương ([Tên nguồn])
Giới trẻ ngày nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN