Bị bạo hành dã man vì tội “khắc chết chồng”

Sumitra Devi, 37 tuổi, sống tại làng Bartua, cách thành phố Ranchi (Ấn Độ) 18 km, bị các thành viên gia đình nhà chồng đánh đập tàn nhẫn, bắt ngồi lên phân động vật và uống nước tiểu vì bị kết tội là phù thủy “sát” chồng.

Sumitra Devi đã được cảnh sát cứu sống và đưa đến Viện Khoa học Y tế Rajendra (RIMS). Theo các xét nghiệm, chị bị thương nặng ở trên đầu và thắt lưng do bị đánh đập, còn dạ dày cũng bị tổn thương nghiêm trọng do phải uống nước tiểu.

Bị bạo hành dã man vì tội “khắc chết chồng” - 1

Trong vòng 10 tháng qua, ngôi làng Bartua đã bị chết 6 con bò. Theo quan niệm lạc hậu của người dân Ấn Độ thì nhất định trong làng có một phù thủy đã “làm phép” khiến đám trâu bò này bị giết chết. Cũng theo quan điểm của họ, phù thủy thường là những người phụ nữ “ế” hoặc góa chồng. Do vậy, mọi nghi vấn tập trung lên chị Sumitra Devi.

Vừa qua, con bò của một người em chồng chị lại bị ốm, cả gia đình nhà chồng nhà chị đã nhốt chị vào một gian phòng, ép chị ngồi trên phân bò rồi đổ nước tiểu vào miệng chị. Họ cho rằng làm như vậy sẽ khiến phù thủy “nhập” vào trong người chị phải đi ra. Sau đó, chị còn bị hai người em trai chồng đánh đập dã man để “xua đuổi tà ma”. Chị Devi bị hành hạ suốt hai ngày, chỉ đến khi anh Dhaneshwar Ganju – chồng sau của chị Devi về nhà phát hiện và báo cảnh sát, chị mới được giải cứu.

Anh Dhaneshwar nói rằng chị Devi sẽ chết nếu anh không về kịp. Anh nói: "Tôi là người nghèo nhất trong số các anh chị em của tôi, vì thế họ đổ lỗi cho vợ tôi về tất cả mọi thứ xui xẻo, bất hạnh".

Hiện tại, hai người em chồng của chị Devi là Mahesh Ganju và Ganesh Ganju đã bị bắt giữ. Ông Sundari Tirkey, chủ tịch JILA Parsihad nói rằng, Devi rất may mắn vì có thể sống sót sau một vụ việc kinh hoàng như vậy.

Thứ bảy tuần trước, một vụ việc tương tự đã khiến dư luận dậy sóng khi năm người phụ nữ bị buộc tội là phù thủy và bị giết bởi những người dân ở Mandar.

Bộ phận phúc lợi xã hội Jharkhand thống kê có ít nhất 1.046 phụ nữ đã bị buộc tội là phù thủy và bị giết kể từ năm 1995. Mặc dù có rất nhiều chương trình nâng cao nhận thức của chính phủ, hồ sơ cảnh sát Jharkhand cho thấy số lượng phụ nữ bị giết tại Ấn Độ vẫn tăng lên qua các năm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Như Nguyệt (Theo India) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN