Tên tội phạm "có bộ não Einstein" (Kỳ 4)

Qua ống thông khí, cảnh sát nghe thấy tiếng Barbara yếu ớt,“ Cứu tôi, đừng bỏ tôi.”

“Bộ não Einstein” sa lưới

Sau khi rời khỏi cửa hàng D & D, Krist tới bốt điện thoại gần đó gọi tới cho văn phòng FBI tại Atlanta và hướng dẫn cụ thể cho họ nơi chôn Barbara.

Theo chỉ dẫn, cảnh sát cấp tốc hướng tới Dultuth. Việc đầu tiên cần làm là tìm ra ống thông khi để lắng nghe dấu hiệu của Barbara,  trong khi đó vài nhân viên khác nhanh chóng đào lớp đất xung quanh khu vực.

Phía dưới cái bọc, qua ống thông khí, cảnh sát nghe thấy tiếng Barbara yếu ớt. “ Cứu tôi, đừng bỏ tôi.”

Ở phía trên, Ange Robbe, một nhân viên FBI nhận nhiệm vụ trấn an Barbara. “Cô đừng lo. Cô đã an toàn.”

Barbara được đưa lên mặt đất sau 83 giờ nằm trong chiếc bọc. Toàn thân cô dường như cứng đờ,  không thể cử đông được ngay. Barbara sút hơn 10 kg.

Khi được nhân viên cứu hộ bế lên, Barbara nói với anh ta bằng giọng yếu ớt, “Anh là người đàn ông đẹp trai nhất tôi từng gặp.”

Barbara nhanh chóng được chuyển về Miami bằng máy bay riêng của cha mình.

Sau này, khi tiêp xúc với báo chí, Barbara nói với họ rằng tên bắt cóc đã đối xử nhân đạo với cô, và cô cảm thấy mọi chuyện không quá tồi tệ như cha mẹ cô nghĩ.

Krist rời đi ngay tối hôm đó, thứ 6 ngày 20/12. Nơi xuất phát là bến tàu Florida.

Tới sáng sớm ngày thứ 7, Krist đã rời đi được hơn 100 dặm, tới gần khu vực Caloosahatchee, Fort Myers. Một chiếc trực thăng xuất hiện trên bầu trời theo sát Krist, một hạm đội tàu của cảnh sát cũng xuất hiện trên vùng biển Fort Myers, tiếp cận Krist từ mọi hướng.

Chiếc xuồng của Krist mắc cạn trên hòn đảo Hog, một khu rừng ngập mặn diện tích hơn 30 dặm vuông trên vịnh Fort Myers. Cảnh sát bao quanh hòn đảo, sau hơn 12h chạy trốn trên đảo, Krist đã bị bắt.

Lời đầu tiên Krist nói khi bị bắt đó là : ‘’Tôi có quyền’’.

Cảnh sát thu được 17 nghìn đôla trong túi của Krist và 480 nghìn đôla còn lại trên chiếc xuồng.

Tên tội phạm "có bộ não Einstein" (Kỳ 4) - 1

Ruth Eisemann Schier, 26 tuổi

Bản án dành cho kẻ bắt cóc

Cảnh sát nhanh chóng xác minh được đồng lõa trong vụ bắt cóc này là Ruth Eisemann, tình nhân của Krist. Ruth Eisemann trở thành người phụ nữ đầu tiên trong danh sách 10 tên tội phạm bị truy nã bởi FBI.

Bảy mươi chín ngày sau vụ bắt cóc, người phụ nữ luôn trong tình trang thiếu thốn về tài chính này đã bị bắt khi nộp đơn xin việc ở Norman, Okla. Eisemann dẫn về Georgia để xét xử.

Tại phiên tòa, luật sư của Eisemann biện hộ cho hành vi của cô là do tình yêu mù quáng với Krist, tuy nhiên, tòa án đã bác bỏ lời biện hộ đó, Eisemann bị buộc tội tham gia vụ bắt cóc và bị kết án 7 năm tù.

Trong khi đó, Krist tỏ ra chán nản với phiên xét xử bởi niềm tin của hắn về một kế hoạch hoàn đã bị sụp đổ.

Công tố viên Richard Bell cho rằng Krist là một tên tội phạm có kế hoạch và ý định rõ rằng, theo luật của Georgia cho tôi bắt cóc tống tiền, Krist xứng đáng với án tử hình.

Nhưng Krist cho rằng đó là một đề xuất điên rồ, và tự biện minh mình là một người tốt khi đối xử với nạn nhân như vậy.

Thêm vào đó, theo lời khai của Barbara trước tòa, cô cho rằng Krist tuy đã bắt cóc cô và tống tiền gia đình cô, nhưng hắn đã chủ động gọi điện tới cảnh sát để hướng dẫn mọi người cứu cô. Barbara cũng cho rằng án tử hình là nặng đối với Krist.

Thẩm phán H.O. Hubert tuyên án chung thân đối với Krist, khép lại phiên tòa nhiều tranh cãi.

Krist không phản đối gì, hắn im lặng, ngáp một cái thật dài sau đó nhìn đồng hồ.

Thời gian ngồi tù, mọi người xem Krisst như một kẻ tâm thần. Hắn luôn cho kế hoạch của mình là một kế hoạch tuyệt vời, nó sẽ thực sự hoàn hảo nếu như hắn ước lượng được số nhân viên cảnh sát truy bắt hắn trên đảo Hog.

Theo một bác sĩ tâm thần, người trực tiếp theo dõi Krist , ‘’Krist luôn cho rằng mình là một nhân vật có bộ não đặc biệt như Einstein. Hắn luôn nói về kế hoạch của mình như một thành tựu trong khoa học.’’

Krist dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm lối thoát.

Năm 1971, Krist viết thư gửi đến gia đình Barbara, trong thư hắn viết: “ Tôi biết tôi đã gây nên tội, đó là một tội vô đạo đức, tàn nhẫn và không thể tha thứ được. Tôi không xứng đáng được tha thứ, nhưng tôi sẽ rất hạnh phúc nêu nhận được điều đó. Tội lỗi đã xảy ra trong quá khứ, dù sao mọi chuyện cũng đã tốt đẹp. Có hối hận cũng không thể thay đổi được.’’

Tiếp theo đó, năm 1972, Krist công bố một cuốn hồi ký với tiêu đề “Cuộc sống” dày 370 trang, trong đó hắn viết về cuộc đời mình, than vãn về những bất hạnh, khó khăn hắn gặp phải, những nhu cầu khác người trong vấn đề tình dục. Và nói về những thành công bất ngờ hắn có được với một giọng điệu kiêu căng, luôn tự cho mình hơn người.

Không lâu sau đó, Krist tìm cách trốn thoạt khi chui và một chiếc xe rác. Không may cho hắn,  hắn bị phát hiện và bị thu hồi những “đặc quyền” riêng của mình trong tù.

Sau vụ đó, biết mình không thể thoát bằng cách cách lẩn trồn, hắn lên kế hoạch dài hơn, “quyết tâm” trở thành một phạm nhân tốt đợi cơ hội được ân xá.

Liệu kế hoạch của Gary Krist có thành công? “Bộ não Einstein” sẽ làm những gì để sớm thoát khỏi nhà tù? Mời các bạn đón đọc Tên tội phạm "có bộ não Einstein" (Kỳ cuối) vào SÁNG SỚM ngày 30/10/2013.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mai Tân ( Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Tên tội phạm "có bộ não Einstein" Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN