Hành trình trốn truy nã bằng hộ chiếu giả của Giang Kim Đạt

Bị cáo khai, khi đọc báo thấy mình liên quan vụ mua tàu Hoa Sen, Đạt liền bỏ trốn ra nước ngoài bằng giấy tờ giả. Dù có nhà trị giá vài triệu USD ở Singapore nhưng Đạt phải đi về giữa quốc đảo này và Campuchia liên tục vì hộ chiếu chỉ có thời hạn 1 tháng.

Hành trình trốn truy nã bằng hộ chiếu giả của Giang Kim Đạt - 1

Các bị cáo tại tòa phúc thẩm

Dấu hiệu tham nhũng khi mua 5 tàu khác

Ngày 17/8, TAND Cấp cao tại Hà Nội tiến hành xét hỏi các bị cáo trong vụ tham nhũng tại Cty TNHH MTV Vận tải Viễn dương (Vinashinlines) gồm Trần Văn Liêm (SN 1955) - nguyên TGĐ Vinashinlines, Giang Kim Đạt (SN 1977) - nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines và Trần Văn Khương (SN 1950) - nguyên kế toán trưởng Vinashinlines. Ngoài ra, Giang Văn Hiển (SN 1950) – bố đẻ Giang Kim Đạt bị kết tội rửa tiền hiện đang tại ngoại chữa bệnh và có đơn xin xét xử vắng mặt.

Theo tòa sơ thẩm, các bị cáo đã chiếm đoạt khoảng 260 tỷ đồng tiền “hoa hồng” mua 3 tàu và tiền “gửi giá” cho thuê 9 tàu của Vinashinlines. Để tránh bị phát hiện, ông Hiển nhận tiền từ các Cty nước ngoài bằng nhiều tài khoản ngoại tệ khác nhau rồi mua nhà, tài sản đứng tên mình hoặc người thân. Đặc biệt, tòa sơ thẩm xác định các bị cáo còn liên quan trong việc Vinashinlines mua 5 tàu khác nên đề nghị CQĐT vào cuộc tìm hiểu, xử lý sai phạm nếu có.

Tại tòa, các bị cáo giữ nguyên kháng cáo, em gái Đạt là Giang Thu Vân đề nghị trả lại 21/33 bất động sản bị kê biên vì cho rằng bố và anh mình chỉ dùng tiền tham ô mua 12 bất động sản. Đại diện Vinashinlines và Tổng Cty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) cũng kháng cáo và khẳng định mình mới là nguyên đơn dân sự, các bị cáo phải trả tiền cho mình. Trước đó, tòa sơ thẩm xác định Vinashinlines vốn thuộc Tổng Cty Công nghiệp tàu thủy (SBIC – tên cũ là Vinashin), sau mới thuộc Vinalines nên SBIC là nguyên đơn dân sự; các bị cáo phải trả tiền cho SBIC.

Còn tiền ở nước ngoài?

Trong phần xét hỏi, HĐXX cách ly các bị cáo để thẩm vấn riêng từng người. Đầu tiên, Giang Kim Đạt giữ nguyên kháng cáo kêu oan. Bị cáo cho rằng mình bị CQĐT mớm cung, các bản tường trình và lời khai được viết theo ý của cán bộ hoặc Đạt tự nghĩ ra “cho khớp”. Trong thời gian điều tra, Đạt đã 2 lần viết đơn khiếu nại nhưng không được xem xét. Cũng như tại phiên sơ thẩm, Đạt tiếp tục cho rằng gần 16 triệu USD (khoảng 260 tỷ đồng) mình có được là tiền từ làm dịch vụ hàng hải, tiền các Cty môi giới thưởng thêm…, không phải tiền tham ô.

Đạt khai thêm, mình còn tiền ở nước ngoài, riêng 3 - 4 tài khoản ở Singapore có vài triệu USD, một bất động sản ở Singapore (đã cầm cố ngân hàng)... Khi tòa hỏi nếu không phạm tội tại sao phải trốn nã, Đạt trả lời mình bỏ trốn vì có ký nháy vào tờ trình mua tàu Hoa Sen (vụ án đã xét xử, Đạt được đình chỉ điều tra - PV). “Thấy báo chí đăng tin về việc bị cáo có ký nháy vào văn bản mua tàu Hoa Sen, vì sợ bị bắt, bị cáo bỏ trốn sang Campuchia và được một phụ nữ tên Điệp làm hộ chiếu giả cho với tên Bùi Đức Thắng” -  Giang Kim Đạt nói.

Tiếp tục, Đạt cho biết đã trốn sang Campuchia theo đường tiểu ngạch qua biên giới Tây Ninh. Dù có nhà trị giá vài triệu USD ở quốc đảo này nhưng vì hộ chiếu của mình chỉ có hạn 1 tháng nên trong thời gian 5 năm lẩn trốn, Đạt thường xuyên qua lại giữa Campuchia và Singapore. Cứ mỗi lần hết hạn hộ chiếu, đối tượng phải quay về Campuchia.

Trong thời gian này, dù anh ta thường xuyên qua lại Singapore nhưng những lần ông Giang Văn Hiển sang đây chữa bệnh, Đạt đều không biết và không liên lạc với bố mình. Chính vì cắt liên lạc với gia đình, phải sau 2 năm bỏ trốn Đạt mới biết trong vụ mua tàu Hoa Sen, anh ta không bị khởi tố. Cũng theo Đạt, trong suốt 5 năm trốn nã ở nước ngoài, anh ta không phải làm gì để mưu sinh mà vẫn có tiền để mua bất động sản ở Anh. Sau đó, Đạt bị bắt ở Campuchia và dẫn giải về Việt Nam.

Hôm nay, tòa tiếp tục làm việc.

Giang Kim  Đạt cho biết đã trốn sang Campuchia theo đường tiểu ngạch qua biên giới Tây Ninh. Dù có nhà trị giá vài triệu USD ở quốc đảo này nhưng vì hộ chiếu của mình chỉ có hạn 1 tháng nên trong thời gian 5 năm lẩn trốn, Đạt thường xuyên qua lại giữa Campuchia và Singapore. Cứ mỗi lần hết hạn hộ chiếu, đối tượng phải quay về Campuchia. Trong thời gian này, dù anh ta thường xuyên qua lại Singapore nhưng những lần ông Giang Văn Hiển (bố của Đạt) sang đây chữa bệnh, Đạt đều không biết và không liên lạc với bố mình.
Đại án Vinashinlines: Quan lộ kỳ lạ của Giang Kim Đạt

Tại tòa, cả hai bố con đều nhận đó là tiền của mình, nói rằng lời khai của người kia là sai.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuân Ân (Tiền phong)
Xét xử 6 đại án tham nhũng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN