Lạnh sống lưng 4 thực phẩm ngậm hóa chất trong mâm cơm

Chưa khi nào, vấn đề thực phẩm bẩn lại nhức nhối và dấy lên hồi chuông báo động như hiện nay. Ngay trong bữa cơm của người Việt, những thực phẩm có nguy cơ ngậm hóa chất vẫn hàng ngày đang đe dọa sức khỏe của nhiều người tiêu thụ, khiến nhiều người lạnh sống lưng khi nghĩ tới nguy cơ phải đối mặt với ung thư.

Rau muống tưới bằng nhớt thải, ngâm hóa chất không rõ nguồn gốc

Lạnh sống lưng 4 thực phẩm ngậm hóa chất trong mâm cơm - 1

Rau muống

Không ai có thể phủ nhận, rau muống là một thực phẩm phổ biến và rất ngon trong mâm cơm của người Việt. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nơi người dân vì lợi nhuận cũng đang sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để ngâm loại rau này. Hoặc nhiều nơi, người dân tưới rau muống bằng nhớt thải.

Thịt lợn chứa chất tạo nạc

Cũng được coi là một thực phẩm phổ biến nhất, xuất hiện thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, thịt lợn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, ngon miệng.

Tuy nhiên, ngày nay, vì mục đích lợi nhuận, nhiều cơ sở kinh doanh đã không ngần ngại sử dụng trái phép Salbutamol - một chất tạo nạc trong chăn nuôi. Đây cũng là chất tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng.

Sabutamol được sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm (như nuôi lợn, gà) có thể giúp vật mau lớn, giúp chuyển hóa làm tiêu mỡ, giúp tăng khối lượng cơ (gọi là “siêu nạc”), làm màu thịt đỏ tươi hơn. Tuy nhiên con người khi ăn phải loại chất Salbutamol có thể dẫn đến hội chứng ngộ độc tim đập nhanh, tăng hoặc hạ huyết áp, run tay chân, đau cơ, buồn nôn, ói, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, gây nhiễm trùng hô hấp.

Lạnh sống lưng 4 thực phẩm ngậm hóa chất trong mâm cơm - 2

Nếu ăn phải thịt lợn chứa chất tạo nạc, người sử dụng sẽ ăn trực tiếp tồn dư các chất đó. Ảnh minh họa

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Các chất tạo nạc cho lợn thường có nguồn gốc từ nhóm B-agonist là Salbutamol, Chlebutarol. Người chăn nuôi thường pha chất này với thức ăn cho lợn trong khoảng 1 - 2 tháng, thậm chí là 15 ngày. Sau khi sử dụng khoảng nửa tháng, người chăn nuôi phải cho lợn xuất chuồng vì nếu không chúng sẽ thoái hóa, có thể chết.

Do đó, nếu ăn phải thịt lợn chứa chất tạo nạc, người sử dụng sẽ ăn trực tiếp tồn dư các chất đó. Sau một thời gian tích lũy trong cơ thể, người tiêu dùng sẽ bị nhiễm độc gây nhức đầu, run tay chân, buồn nôn, nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa. Trường hợp ngộ độc nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng có thể dẫn đến tử vong.

Cá, tôm bị tiêm hóa chất tăng trọng

Để thay đổi cho những bữa ăn nhiều thịt, nhiều người thường ưa chuộng các loại cá, tôm cho bữa ăn thêm lành mạnh và phong phú hơn.

Lạnh sống lưng 4 thực phẩm ngậm hóa chất trong mâm cơm - 3

Ảnh minh họa.

Gần đây, giới kinh doanh thủy hải sản râm ran về loại hóa chất hòa tan trong nước, mà khi ngâm vào sẽ khiến cá, tôm, mực… tăng trọng gấp rưỡi chỉ trong vòng vài giờ, giúp người bán thu lợi lớn hoặc có thể bán thủy hải sản giá rẻ mà không lỗ.

Bên cạnh đó, cá trê vàng chắc thịt, ít xương, vây béo, được các chuyên gia thuỷ sản xếp hạng nhì về giá trị kinh tế trong nhóm cá đen miệt đồng nhưng cũng bị một số nhà buôn tại TP.HCM tung ra độc chiêu tạo cá trê vàng bằng… phẩm nhuộm. Cá bị đổi màu vẫn sống được đến cả tuần.

Lạnh sống lưng 4 thực phẩm ngậm hóa chất trong mâm cơm - 4

Ảnh minh họa.

Giữa năm ngoái, lại rộ tin ở Vĩnh Long, tôm sú được bơm tạp chất gồm rau câu và bột màu trắng không nhãn hiệu để tăng trọng lượng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Vân Anh (Người đưa tin)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN